Tập huấn chuyên đề Elearning – xu hướng giáo dục thời đại số

DLA

Thực hiện kế hoạch số 20-KH/ĐTN-DLA, ngày 17-3-2022, Đoàn trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA) tổ chức hoạt động hỗ trợ đoàn viên, sinh viên học trực tuyến với chuyên đề “Elearning – Xu hướng giáo dục thời đại số”.

ThS. Ngô Văn Linh – Giảng viên Khoa Công nghệ hướng dẫn
ThS. Ngô Văn Linh – Giảng viên Khoa Công nghệ hướng dẫn
Sinh viên tham gia chương trình
Sinh viên tham gia chương trình

Chuyên đề do ThS. Ngô Văn Linh – Giảng viên khoa Công nghệ hướng dẫn, chuyên đề giúp đoàn viên, sinh viên trau dồi kỹ năng, bổ trợ thêm kiến thức thông qua các phương pháp học trực tuyến trong thời cách mạng công nghiệp 4.0

Dưới đây là nội dung của chuyên đề, mời các bạn cùng theo dõi:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

“ELEARNING – XU HƯỚNG GIÁO DỤC THỜI ĐẠI SỐ”

Long An, ngày 17 tháng 3 năm 2022

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi sâu sắc nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó, một trọng tâm lớn đang bị dịch chuyển là phương pháp giảng dạy.

Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là việc áp dụng, sử dụng kết hợp những phát minh, những thành tựu của công nghệ vào hoạt động giảng dạy để cải tiến phương pháp, hình thức và công cụ giảng dạy và học tập. Có thể duy trì hoạt động dạy và học trên phạm vi cả nước ở tất cả các cấp học nói chung ngay trong đại dịch Covid từ đầu năm 2020 đến nay bằng hình thức trực tuyến đã thực sự là một minh chứng rõ nét, là bước đột phá trong việc triển khai ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

Chỉ nói riêng đến lĩnh vực giáo dục đại học, trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet, việc người học sở hữu những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh có kết nối internet ngày càng trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống, vươn tới một không gian giáo dục chủ động và toàn cầu. Những nền tảng số cho giáo dục ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học trong nước.

1. Elearning là gì?

E-learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của internet. Giảng viên và học viên đều có thể tham gia vào lớp học được mở trên hệ thống thông qua máy tính máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối internet. Khi đăng nhập vào hệ thống, không gian được tổ chức như một lớp học, giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho người học hoặc giao bài tập, lưu trữ bài giảng, tài liệu học tập dưới nhiều định dạng khác nhau như Word, PDF, Video,… Học viên có thể theo dõi bài giảng trực tuyến hoặc có thể học tập bất cứ lúc nào, nộp bài tập cho giáo viên, thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra trác nghiệm, tự luận, đúng sai,… Cụ thể E-learning có những công cụ hỗ trợ giảng dạy như: Sử dụng công cụ soạn bài điện tử; Công cụ mô phỏng; Công cụ tạo bài kiểm tra; Công cụ tạo bài trình bày có multimedia; Công cụ seminar điện tử,… Thông qua E-learning việc tiếp thu kiến thức của người học trở nên hiệu quả hơn cũng như là quá trình xử lý thông tin và giáo dục của các cơ quan, nhà trường cũng trở nên thuận tiện và hiện đại hơn. Phần lớn các hệ thống E-learning đã được lập trình phù hợp cho các giao diện thiết bị công nghệ, tạo điều kiện cho người dùng có thể truy cập và tận dụng công cụ này một cách chủ động và tích cực hơn.

2. Lợi ích của hệ thống giáo dục trực tuyến

2.1. Lấy học viên làm trung tâm

Đối tượng người dùng chính của E-learning chính là học viên, do đó phần lớn các phần mềm E-learning luôn được thiết kế và phát triển phù hợp với học viên, dễ sử dụng, và cung cấp nhiều công cụ đáp ứng các nhu cầu học tập tối đa. Bởi vì lấy học viên làm trung tâm, nên nhiều hệ thống E-learning hiện đại đã triển khai nhiều tính năng tiện ích như cho phép cho phép trao đổi giữa các học viên, bình luận, tương tác với giáo viên bất cứ lúc nào, các bài kiểm tra thi cử được chấm điểm nhanh chóng

2.2. Xây dựng kế hoạch học tập riêng

Các hệ thống giáo dục trực tuyến cho phép người học có thể tự xây dựng kế hoạch học tập của riêng mình, học viên có thể chọn bất cứ môn học nào họ yêu thích, và không bắt buộc họ phải hoàn thành tốt môn đó như khi đi học ở trường lớp bên ngoài. Hiện nay một số hệ thống E-learning tiên tiến có khả năng tự động thay đổi và đề xuất phương pháp học dựa theo kiến thức, kỹ năng, và nhu cầu của từng học viên

2.3. Hiệu quả về chi phí

E-learning là phương pháp học tập và giảng dạy có chi phí tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Với học viên, họ cũng không cần phải mua tài liệu, dụng cụ học tập và tốn chi phí di chuyển đến lớp học.

2.4. Tuỳ chỉnh môi trường học tập

Cũng tương tự như trong môi trường làm việc, các học viên có thể học tập hiệu quả hay không, sáng tạo hay không và nhiệt tình hay không còn phụ thuộc vào môi trường học tập của họ. Một điều chắc chắn là môi trường học tập truyền thống như ở trường lớp luôn được thiết kế theo khuôn khổ từ trước đến nay, làm giới hạn sự hăng hái và sáng tạo của nhiều người học. Tuy nhiên, với hệ thống đào tạo E-learning, học viên hoàn toàn có quyền điều chỉnh và thiết kế môi trường học tập phù hợp với mình, tạo cảm giác tích cực và tràn đầy năng lượng khi học tập.

2.5. Thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả

E-learning là hệ thống sử dụng hiệu quả dữ liệu từ học viên, hiệu quả hơn bất cứ hệ thống nào khác. Hệ thống sẽ tự động thu thập các dữ liệu từ hệ thống quản lý học tập trực tuyến, và bắt đầu phân tích những dữ liệu tiềm năng này. Thông qua tính năng này, người dùng như các trường học, trung tâm có thể đánh giá được kết quả giảng dạy cũng như là kết quả học tập của học viên, từ đó có thể đưa ra được chiến lược cải thiện và phát triển chương trình giảng dạy và quản lý phù hợp. Sau khi triển khai kế hoạch mới, người dùng sẽ có thêm những dữ liệu mới và có thể phân tích và đánh giá được liệu sự thay đổi vừa rồi có thật sự mang lại hiệu quả hay không.

2.6. Giải quyết tình trạng khan hiếm giáo viên

Không chỉ riêng ở nước ngoài, mà tình trạng khan hiếm giáo viên ở Việt Nam cũng đang trở nên cấp bách, đặc biệt là giáo viên có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Mặc dù tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng chúng ta có thể hạn chế được điều này nhờ sử dụng hệ thống E-learning. Thông thường mỗi trường học, một giáo viên có thể sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy trực tiếp cho trung bình 15-30 học viên, nhưng với E-learing, chỉ cần 1-2 giáo viên kết hợp là đã có thể dạy được hàng trăm, hàng ngàn thậm chí là cả triệu học viên. Thay vì các nhà trường, trung tâm tập trung vào tuyển dụng nhiều giáo viên, thì bây giờ chỉ cần một hệ thống E-learning và tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao chuyên môn cho từng giáo viên, để họ có thể truyền tải nhiều bài học giá trị đến với nhiều học sinh hơn và có thể thu hút nhiều học viên mới.

2.7. Không cần dụng cụ học tập

Một trong những lợi ích lớn nhất của hệ thống giáo dục trực tuyến E-learning đó chính là không yêu cầu bất cứ quyển sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo giấy nào. Tất cả những tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, các kiến thức đều được lưu trữ trên hệ thống, cho phép học viên truy cập trực tuyến hoặc tải về mà không có sự hạn chế nào. Tất cả các tài liệu học tập sẽ được cập nhật nội dung mới nhất khi có bất cứ thay đổi nào, không giống như sách giáo khoa cần phải phát hành lại và người học phải mua lại sách mới để cập nhật nội dung.

2.8. Tiết kiệm thời gian tối đa

Phương pháp học tập trực tuyến E-learning có thể cắt giảm từ 25% đến 60% thời gian của cả người dạy và người học so với phương pháp học tập trực tiếp trên các lớp học. Với người dạy, họ sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu, để dạy thêm môn khác, để sáng tạo và cải thiện chất lượng giảng dạy. Với người học, họ có thêm nhiều thời gian để học hỏi thêm những môn học cần thiết khác và tự nâng cao bản thân.

3. Trải nghiệm học tập trên E-learning

Trang E-learning của DLA đã được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay. Lúc đầu, đây là nơi giảng viên đưa thông tin các học phần để tạo thêm kênh tham khảo học liệu của môn học cho sinh viên và Nhà trường làm quen với các hoạt động của công tác đảm bảo chất lượng. Nhưng dần về sau, Nhà trường đã phát triển trang này thành một công cụ hỗ trợ chính thức cho quá trình đào tạo của Trường. Trang E-learning của DLA đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết kế, tổ chức dạy và học thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System) hay còn gọi là Trang học liệu điện tử, đang ngày càng phát huy tính năng và tác dụng của nó. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động dạy – học tại Trường vẫn được diễn ra và đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh các ứng dụng khác, Nhà trường đẩy mạnh việc khai thác tất cả các tính năng của trang học trực tuyến (LMS) hiện có để cho thầy trò DLA có thể đạt được những mục tiêu về đào tạo.

Khi tham gia học tập trên E-learning, những giá trị mà E-learning có thể mang lại cho các em là rất lớn, cụ thể: nhiều bạn đã đánh giá các giá trị ở mức độ tán thành khá cao (gồm tán thành và rất tán thành), cụ thể chủ động trong học tập (47.8%), linh hoạt về thời gian (46.5%), làm việc có kế hoạch (38.5%), phát triển thêm kỹ năng (34.7%), học liệu phong phú (34.3%), cảm thấy tự tin hơn (30.1%). Nhiều bạn cũng cho rằng khi học theo hình thức E-learning rất tiện lợi về thời gian, các bạn không mất thời gian di chuyển, có thể xem đi xem lại bài giảng của giảng viên nhiều lần khi cần, có thể làm đi làm lại các bài tập không giới hạn,…

4. Vấn đề sinh viên phải đối mặt trong E-Learning

Sự linh hoạt về thời gian và địa điểm của E-Learning thu hút ngày càng nhiều sinh viên đến với giáo dục trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ gặp phải những thách thức nghiêm trọng khiến họ không thể hoàn thành khóa học của mình một cách thành công. Trong khi người hướng dẫn cần phải dành nhiều thời gian và công sức để thiết kế hướng dẫn, thì sinh viên cần trang bị cho mình trình độ kỹ thuật để giải mã tài liệu khóa học. Dưới đây là 5 vấn đề phổ biến nhất mà sinh viên gặp phải trong E-Learning và một số gợi ý về cách khắc phục chúng.

a. Vấn đề kỹ thuật

Nhiều sinh viên không được cung cấp băng thông cao hoặc kết nối internet mạnh mẽ mà các khóa học trực tuyến yêu cầu. Do đó không bắt kịp với các bạn trong lớp học trực tuyến: Màn hình yếu khiến khó theo dõi, hệ thống quản lý khóa học và trải nghiệm học tập của bản thân trở nên có vấn đề. Hơn nữa, hầu hết do sống ngoài khuôn viên trường và cảm thấy khó khăn trong việc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của khóa học đã chọn.

Một số sinh viên thậm chí không sở hữu máy tính và tìm kiếm sự trợ giúp trong Trung tâm Học liệu để được hỗ trợ kỹ thuật. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là biết chính xác loại hỗ trợ công nghệ nào cần cho một khóa học nhất định trước khi đăng ký tham gia khóa học đó, cũng như trang bị đúng cách cho bản thân để hoàn thành khóa học thành công.

b. Trình độ tin học

Mặc dù sinh viên nói chung là những người hiểu biết về công nghệ và do đó có thể quản lý máy tính tốt, nhưng việc thiếu kiến thức tin học là một vấn đề lớn của sinh viên ngày nay. Nhiều người trong số họ không thể vận hành các chương trình cơ bản như Microsoft Word và PowerPoint và do đó không thể xử lý các tệp của họ. Hơn nữa, nhiều sinh viên thấy việc sửa chữa các sự cố máy tính cơ bản rất rắc rối vì họ không có kiến thức về lĩnh vực này.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ là điều bắt buộc để theo học các khóa học trực tuyến, vì nó cho phép sinh viên quản lý các bài tập và phần mềm của họ một cách có tổ chức mà không gặp khó khăn. Các khóa học cơ bản về tin học nâng cao kiến thức của sinh viên trong lĩnh vực này, có kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính sẽ giúp họ tham gia các lớp học trực tuyến mà không bị gián đoạn và cản trở.

c. Cuộc đấu tranh về khả năng thích ứng

Việc chuyển đổi từ lớp học truyền thống và đào tạo trực tiếp sang đào tạo dựa trên một chiếc máy tính trong một lớp học ảo làm cho sinh viên có trải nghiệm học tập hoàn toàn khác biệt. Khả năng chống lại sự thay đổi của người học không cho phép họ thích nghi với môi trường học tập trực tuyến, trong khi họ phải mất thời gian để làm quen với hệ thống quản lý khóa học (CMS) và phương pháp giáo dục dựa trên máy tính.

Trong khi việc nghe thụ động và ghi chú diễn ra trong một lớp học truyền thống, thì học trực tuyến sẽ tạo một trang web hoạt động liên tục hoặc sẽ có các cuộc thảo luận, trao đổi trực tuyến. Sinh viên có tư duy “truyền thống” khó thích nghi, tuy nhiên, các em cần phải chấp nhận hoàn cảnh học tập mới với một tâm hồn và trái tim rộng mở.

d. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một nhiệm vụ khó khăn đối với người tìm hiểu điện tử, vì các khóa học trực tuyến đòi hỏi nhiều thời gian và công việc chuyên sâu. Hơn nữa, trong khi hầu hết người học thích các chương trình học tập dựa trên web vì sự linh hoạt về địa điểm và thời gian của họ. Một người lập kế hoạch lịch trình thường xuyên sẽ là một trợ giúp đáng kể cho những người học trực tuyến, vì họ thậm chí có thể đặt lời nhắc cho các khóa học và bài tập của họ.

5. Động lực bản thân

Động lực bản thân là một yêu cầu thiết yếu của E-Learning. Tuy nhiên, nhiều người học trực tuyến thiếu nó, khiến họ cảm thấy chán nản trong việc học. Sau khi đăng ký các khóa đào tạo từ xa, nhiều người học lùi lại phía sau và nuôi dưỡng ý định bỏ cuộc, vì những khó khăn trong việc xử lý một phương tiện công nghệ dường như không thể vượt qua.

Sinh viên cần tìm thấy động lực để theo đuổi các xu hướng giáo dục mới và cũng cần trang bị cho mình những thách thức trong tương lai trong giáo dục và nghề nghiệp. Chỉ có thái độ tích cực mới giúp họ vượt qua những thử thách trong E-Learning. Mặc dù điều này khó thực hành, nhưng sinh viên cần hiểu rằng điều này là cần thiết để đạt được những lợi ích của E-Learning trong tương lai.

E-Learning là hình thức đào tạo mới và đem lại nhiều lợi ích, nhưng ở giai đoạn đầu, nó gây ra những mối đe dọa nhất định cho sinh viên. Nếu người học hay đổi thái độ và hiểu biết về công nghệ sẽ giúp bạn tự tin để đạt được thành công trong các khóa học của họ với một sự rung cảm tích cực.

6. Phát huy vai trò tự học

E-learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện. Phương thức đào tạo này cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học của các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học. Nhất là việc tiếp cận và học tập với các GS, TS đầu ngành ở khắp mọi miền đất nước, thậm chí là ở nước ngoài. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai E- learning còn tồn tại nhiều khó khăn, nhất là đối với môi trường giáo dục tại việt Nam. Người học thiếu chủ động khi thói quen đọc chép đã hình thành từ nhỏ, khiến sự thay đổi tư duy và phương pháp học khi lên đại học làm không ít sinh viên bỡ ngỡ khó tiếp cận và chấp nhận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học E-learning hiệu quả? Sinh viên cần nhận thấy rằng khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Do sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở đại học nói chung và học đại học E-learning luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất. Thì vai trò “Tự học” là yếu tố quyết định để thành công, để thực hiện tốt “ Tự học” cần phải nắm rõ các vấn đề sau:

+ Nắm vững mục tiêu học tập của từng bài; xây dựng kế hoạch tự học khoa học; biết khai thác các nguồn thông tin trong quá trình tự học

+ Có kỹ năng tự học khoa học:

Kỹ năng tự học giúp con người thành công trong mọi việc Ta không thể chỉ bằng lòng với cách học thuộc các công thức, quy luật, nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về những điều đã học. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả tự học, phải có kỹ năng và phương pháp trong tất cả các khâu trong quá trình tự học như:

 

- Kỹ năng tìm kiếm - sử dụng tài liệu:Theo sự hướng dẫn của giảng viên hoặc tìm kiếm sách nâng cao, hay mở rộng.

- Kỹ năng đọc sách: nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu. Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.

- Kỹ năng ghi nhớ: Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì. Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.

- Kỹ năng tiếp thu bài giảng ở học liệu đa phương tiện: Nhiều bạn tiếp thu bài giảng một cách không khoa học còn phổ biến. Người tiếp thu bài giảng, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mung lung về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe không có ý niệm rõ ràng hoặc có một mớ hỗn độn các ý niệm, hoặc không có ý niệm gì trong đầu. Đây quả là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe. Học hiệu quả là thu nhận được nhiều kiến thức nhất, mau chóng nắm được các vấn đề một cách trực tiếp nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất.

Để thực hiện tốt trước hết ta phải nhận thức được lợi ích của E- learning và phải biết phương pháp học hiệu quả, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao.

NGÔ VĂN LINH – Báo cáo viên